Buồng trứng đa nang (BTĐN) là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em phụ nữ, đặc biệt là chị em trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị vô sinh. Vậy buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Contents
Hội chứng buồng trứng đa nang là gì?
Hội chứng buồng trứng đa nang là một hội chứng gây ra do rối loạn cân bằng Hormone. Những phụ nữ bị buồng trứng đa nang có sự gia tăng bất thường về nồng độ Androgen (hormone nam giới) trong cơ thể nữ, những chất này sẽ gây gián đoạn quá trình phát triển của nang noãn từ đó buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ (từ 6 – 10 nang < 10mm thấy trên hình ảnh siêu âm buồng trứng) do nang noãn không phát triển được, trứng không thể trưởng thành và không có hiện tượng rụng trứng. Khi phụ nữ bị hội chứng này, buồng trứng sẽ có một lớp vỏ dày khiến cho nang trứng không thể phát triển nên hàng tháng trứng không phá được lớp vỏ đó, hiện tượng phóng noãn không xảy ra dẫn tới không có khả năng thụ thai.
Những triệu chứng của bệnh buồng trứng đa nang
Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh mà chị em cần lưu ý để kịp thời kiểm tra sức khỏe và điều trị bệnh:
- Phụ nữ có chu kỳ kinh không đều, chu kỳ quá ngắn hoặc quá dài.
- Những phụ nữ ở tình trạng thừa cân béo phì, đặc biệt là béo ở vùng bụng.
- Các trường hợp thừa cân, béo phì, đặc biệt là các chị em bị béo ở vùng eo, bụng.
- Xuất hiện tình trạng đau lưng hay đau vùng chậu liên tục, có hiện tượng đầy bụng khó chịu bụng, thường xảy ra ở thời kỳ kinh nguyệt.
- Ngáy ngủ: Hiện tượng này cũng là một trong những biểu hiện của bệnh đa nang buồng trứng. Ngáy ngủ chủ yếu là do rối loạn nội tiết tố hoặc tình trạng tăng cân bất thường gây ra.
- Ở háng, cổ, nách có hiện tượng da bị thâm, sậm màu,…
- Mọc nhiều lông trên mặt, lưng, bụng, ngực,… Hiện tượng này do cơ thể sản sinh nhiều nội tiết tố nam.
- Tóc yếu, rụng nhiều, ngày càng mỏng.
- Thay đổi tâm trạng: Phụ nữ mắc bệnh này thường có tâm trạng thay đổi thất thường. Hay lo lắng vô cớ, căng thẳng, hoặc bị trầm cảm.
Đa nang buồng trứng có thai được không?
Bạn hoàn toàn có thể mang thai nếu bị buồng trứng đa nang. PCOS là nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh ở phụ nữ và có thể điều trị. Ở phụ nữ bị PCOS, sự mất cân bằng nội tiết tố cản trở sự phát triển và phóng thích trứng từ buồng trứng (rụng trứng). Nếu việc rụng trứng không xảy ra, bạn không thể có thai một cách tự nhiên.
Thực tế ở nhiều nghiên cứu cho thấy không phải trường hợp phụ nữ nào mắc buồng trứng đa nang cũng không thể mang thai, vẫn có những trường hợp mang thai được nếu được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, Theo Bác sĩ Đặng Tuấn Anh “Nếu tình trạng bệnh của bạn đã lâu và hai vợ chồng đã thả một thời gian nhưng chưa có tin vui thì thì nguy cơ vô sinh sẽ tăng lên. Vì vậy, với trường hợp bị buồng trứng đa nang chưa có thai tự nhiên sau một thời gian thì bạn nên đến thăm khám sớm với bác sĩ để được tư vấn các phương pháp hỗ trợ.
Vì sao phụ nữ bị đa nang buồng trứng khó có con?
Điều gì khiến phụ nữ bị buồng trứng đa nang khó có con? Cơ thể phụ nữ có hai buồng trứng và nằm ở hai bên tử cung. Mỗi buồng trứng có kích thước khoảng 3x2x1,5 cm lớn hơn một đồng tiền một chút. Buồng trứng có hai chứng năng chính là nội tiết, ngoại tiết hay nói một các dễ hiểu là chức năng lưu trữ trứng và tạo ra hormone sinh dục nữ. Các hormone chính được tạo ra từ buồng trứng là estrogen và progesterone.
Những hormone này giúp phát triển các đặc điểm sinh dục phụ của phụ nữ như vú, mông, lông sinh dục… và tạo ra chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Ngoài ra buồng trứng còn tiết ra một lượng nhỏ nội tiết tố nam như: androgen, testosterone. Sự rụng trứng thường xảy ra mỗi tháng một lần khi trứng (noãn) được phóng thích vào ổ bụng và được các ống dẫn trứng đón nhận.
Trứng phát triển trong nang của buồng trứng trước khi được phóng thích khi rụng trứng. Mỗi tháng, ban đầu có hàng trăm nang bắt đầu phát triển nhưng sau quá trình chọn lọc thông thường chỉ có một nang phát triển đầy đủ và giải phóng noãn. Sau khi phóng noãn, noãn sẽ đi vào vòi tử cung và có thể được thụ tinh ở ⅓ ngoài vòi trứng với tinh trùng nếu người nam và người nữ có phát sinh quan hệ tình dục.
Nguyên nhân dẫn đến phụ nữ bị PCOS đến nay vẫn chưa rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy PCOS có thể là sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường sống (thai nhi bị phơi nhiễm với các nội tiết androgen trong tử cung, chế độ ăn phụ nữ giàu chất béo, phụ nữ thừa cân béo phì…). Từ đó khiến cơ thể phụ nữ bị rối loạn điều hoà nội tiết dẫn tới hội chứng cường androgen, tăng LH, kháng với insulin…. Từ đó dẫn tới rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn quá trình phóng noãn và tăng nguy cơ mắc các bệnh về chuyển hoá khác. Đặc biệt quá trình phóng noãn có thể dừng hoàn toàn hoặc có thể xảy ra bất thường dẫn đến việc khó khăn trong mang thai của người phụ nữ.
Không ít chị em không phát hiện ra mình mắc PCOS, phần lớn trường hợp phát hiện bệnh khi họ cố gắng thụ thai, đặc biệt là nếu họ đang sử dụng biện pháp tránh thai sử dụng hormone.
Có thể nói phụ nữ mắc buồng trứng đa nang có con được không phụ thuộc nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh và phương pháp điều trị. Vì thế, chị em nên kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa tin cậy để sớm phát hiện bệnh và có giải pháp điều trị thích hợp.